Bối cảnh Biến_loạn_Fujiwara_no_Hirotsugu

Gia tộc Fujiwara đã ảnh hưởng đến chính trị Nhật Bản kể từ khi người sáng lập, Nakatomi no Kamatari,tiến hành đảo chính vào năm 645, gia tộc Soga bị lật đổ và ngay sau đó cuộc cải cách Taika được tiến hành, nhằm củng cố quyền lực quốc gia.[3] Vào những năm 730, cơ quan cố vấn được gọi là Thái chính quan được lập ra,đứng đầu là bốn người con trai của Fujiwara no Fuhito: Fujiwara no Muchimaro,giữ chức Hữu đại thần từ năm 729; Fujiwara no Fusasaki, cố vấn từ năm 729; Fujiwara no UmakaiFujiwara no Maro, trở thành cố vấn vào năm 731. Họ đã nắm giữ bốn trong số mười vị trí của Thái chính quan, được đặt dưới thời Thiên hoàng và phụ trách tất cả các công việc thế tục.[nb 1][4][4][4] Ngoài ra, gia tộc Fujiwara còn có mối quan hệ mật thiết với Thiên hoàng vì thân mẫu của Thiên hoàng ShōmuHoàng hậu Kōmyō, là người của gia tộc Fujiwara và là con gái của Fujiwara no Fuhito.[5]

Năm 735, một trận dịch bệnh đậu mùa, đã cướp đi khoảng một phần ba dân số Nhật Bản, đã bùng phát ở Kyushu và sau đó lan rộng về phía đông bắc.[6] Trong khi hầu hết các nạn nhân của trận dịch bệnh này đến từ cộng đồng sản xuất ở miền tây và miền trung Nhật Bản, đến năm 737, dịch bệnh đã đến thủ đô tại Heijō-kyō (Nara) gây ra nhiều cái chết của các quý tộc.[1] Thiên hoàng Shōmu may mắn sống sót qua trận dịch bệnh, nhưng đến tháng 8 năm 737, mười quan chức từ phẩm vị tứ phẩm trở lên đều qua đời, trong đó có cả Fujiwara no Fuhito. Cái chết của những người cầm quyền và người đứng đầu của bốn nhánh Fujiwara đã làm suy yếu đáng kể ảnh hưởng của gia tộc Fujiwara.[1][4][5][7][8][9][10][11][12]

Kibi -no-Makibi

Những sự kiện sau đó đã mang lại sự thay đổi quyền lực đối với các quý tộc có mối quan hệ mật thiết với Thiên hoàng và tránh xa các gia tộc không thuộc Hoàng thất như gia tộc Fujiwara. Năm 737 Hoàng tử Suzuka, anh trai của Hoàng tử Nagaya, [nb 2] được bổ nhiệm làm Thái chính đại thần, vị trí cao nhất trong hàng ngũ văn võ bá quan của Triều đình. Vào đầu năm sau, [d 1] Tachibana no Moroe, anh cùng cha khác mẹ của Hoàng hậu Kōmyō, đã được phong làm Hữu Đại thần,trước đây đã được nắm giữ bởi Manyimaro cho đến khi qua đời [13][14] Người duy nhất của gia tộc Fujiwara trong triều vào thời điểm đó là con trai của Manyimaro, Fujiwara no Toyonari, có phẩm trật khá thấp. Ngoài ra, tất cả các gia tộc chống lại Fujiwara no Fuhito như Ōtomo, Saeki hay Agata Inukai đều có những người ủng hộ Moroe. Không giống như dưới thời quản chế của Fujiwara no Fuhito, Thiên hoàng không bị một phe phái mạnh nào phản đối nữa vì những người giữ chức vụ quan trọng mới xuất thân từ nhiều gia tộc khác nhau.[13]

Genbou

Kibi no MakibiGenbō được ghi lại trong các bài cáo quan trọng, mặc dù không xuất thân trong một gia tộc uy tín.[13] Cả hai đã sống Trung Quốc vào thời nhà Đường trong vòng 17 năm và trở về Nhật Bản vào năm 735.[5][15] Makibi, người đã mang một số văn kiện Nho giáo quan trọng đến Nhật Bản đã trở thành cố vấn cho Thiên hoàng về những phát triển mới nhất của lục địa về luật pháp, chiến tranh và âm nhạc. Ông được thăng cấp bậc cao hơn và trở thành quan thụ giáo (daigaku no suke) của triều đình. Vào năm 736, tháng thứ 2 (tháng 3 hay tháng 4), nhà sư Genbō, người đã trở lại với hơn 5000 cuộn sách cùng những quan điểm riêng về Phật giáo đã được triều đình ban tặng một mảnh đất rộng lớn, tám người hầu và một chiếc áo cà sa màu tím.[5] Khi bệnh dịch xảy ra vào năm 737, ông được yêu cầu thực hiện các nghi thức chữa bệnh cho gia đình hoàng thất; và các nghi thức của ông được cho là thực sự chữa lành bệnh cho mẹ của Thiên hoàng,Hoàng Thái hậu Fujiwara no Miyako. [nb 3] Do đó, sức ảnh hưởng của ông tại triều đình ngày càng lớn và vào năm 737, tháng 8 (hay tháng 9) Genbō trở thành linh mục trưởng của Chùa Kofuku-ji, người đứng đầu chi nhánh phía bắc của phái Hossō của Phật giáo, và ông đã đạt được cấp bâc cao nhất dành cho giới tu hành là sōjō.[1][4][5][13][18][19][20][21]

Trong khi đó,một số thành viên gia tộc Fujiwara đã bị lưu đày đến các tỉnh xa.[4][4][9] Fujiwara no Hirotsugu, con trai lớn nhất của Umakai và cháu trai của Hoàng hậu Kōmyō trở thành thủ lĩnh của nhánh Shikike của gia tộc Fujiwara.[3][4] Hermann Bohner đã mô tả ông ta như một "hiệp sĩ", rất tài năng trong chiến đấu, thi ca và cả khoa học, nhưng cũng là người dám tìm kẻ thù để tấn công và chấp nhận rủi ro.[5] Thấy ảnh hưởng của tộc Fujiwara suy yếu dần, Hirotsugu đã luận tội nhà sư Genbō và phản đối Makibi.[22] Tuy nhiên, Shōmu nói với các cố vấn của mình và Hirotsugu bị giáng chức thành thống đốc tỉnh Yamato,vị trí ông đã đảm nhận một năm trước đó, đến Kyushu, nơi ông trở thành phó thống đốc của Dazaifu vào năm 738.[3][10][10][21][23][23][24][25][26]